2. Xin cho hỏi chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy khác nhau như thế nào? Có bắt buộc phải thực hiện chứng nhận hợp chuẩn và hợp quy cho sản phẩm hàng hóa hay không?

2. Xin cho hỏi chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy khác nhau như thế nào? Có bắt buộc phải thực hiện chứng nhận hợp chuẩn và hợp quy cho sản phẩm hàng hóa hay không?

Đáp: Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (TC&QCKT) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007. Theo đó, Luật định hướng nhiều hoạt động mới trong lĩnh vực TC&QCKT theo thông lệ quốc tế. Trong đó có quy định về chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy.

Chứng nhận là một thủ tục mà bên thứ ba áp dụng để đảm bảo rằng một đối tượng nào đó phù hợp với các yêu cầu quy định. Bên thứ ba là một tổ chức độc lập với người cung cấp và khách hàng được gọi là "Tổ chức chứng nhận". Theo Luật TC&QCKT Việt Nam xác định có hai hình thức chứng nhận là:

- Chứng nhận hợp chuẩn: là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Chứng nhận hợp chuẩn về nguyên tắc là hoạt động tự nguyện, tuy nhiên trong một số trường hợp theo yêu cầu của khách hàng thì nó trở thành bắt buộc.

- Chứng nhận hợp quy: là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận hợp quy được thực hiện một cách bắt buộc.

Đối tượng để chứng nhận có thể là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương quy định. Những đối tượng quy định trong quy chuẩn kỹ thuật thường liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc áp dụng, nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc những đối tượng quy định này.