TCVN13381-1:2021 ( giống lúa )

  TCVN      T I Ê U   C H U Ẩ N   Q U Ố C   G I A

 

 

TCVN 13381-1:2021

 

   Xuất bản lần 1                                                                                                                                                                                    

 

GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP -

KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG

PHẦN 1: GIỐNG LÚA 

Agricultural varieties – Testing for value of cultivation and use

Part 1: Rice varieties

 

HÀ NỘI - 2021

 

Mục lục

 

1   Phạm vi áp dụng. 5

2   Tài liệu viện dẫn. 5

3   Thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt 5

3.1   Thuật ngữ và định nghĩa. 5

3.2   Chữ viết tắt 6

4   Yêu cầu về khảo nghiệm.. 6

4.1   Yêu cầu về địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống lúa. 6

4.2   Phân vùng khảo nghiệm: 7

4.3   Khảo nghiệm diện hẹp, khảo nghiệm diện rộng. 7

4.4   Khảo nghiệm có kiểm soát 7

5   Phương pháp khảo nghiệm.. 8

5.1   Phân nhóm giống khảo nghiệm.. 8

5.2   Phương pháp khảo nghiệm diện hẹp. 9

5.3   Phương pháp khảo nghiệm diện rộng. 15

5.4   Phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát 16

6   Yêu cầu về giá trị canh tác và giá trị sử dụng các giống lúa mới được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng. 20

6.1   Yêu cầu chung. 20

6.2   Yêu cầu cụ thể. 20

Phụ lục A (Quy định) Phân vùng khảo nghiệm.. 26

Phụ lục B (Quy định) Tờ khai 27

Phụ lục C (Quy định) Quy trình kỹ thuật 29

Phụ lục D (Quy định) Báo cáo kết quả khảo nghiệm diện hẹp, khảo nghiệm diện rộng. 31

Phụ lục E (Quy định) Báo cáo kết quả khảo nghiệm có kiểm soát 38

Phụ lục F (Quy định) Đánh giá chất lượng cảm quan cơm.. 39

Thư mục tài liệu tham khảo. 41

 

    Lời nói đầu

 

 

TCVN 13381-1:2021 do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;

Bộ TCVN 13381:2021 Giống cây trồng nông nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 13381-1:2021, Phần 1: Giống lúa.

- TCVN 13381-2:2021, Phần 2: Giống ngô.

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                                                                                                   

 

T I Ê U   C H U Ẩ N   Q U Ố C   G I A                                    TCVN 13381-1:2021

 

Giống cây trồng nông nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng -

Phần 1: Giống lúa

Agricultural varieties - Testing for value of cultivation and use -

Part 1: Rice varieties

 

 

1   Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (khảo nghiệm VCU) và yêu cầu về giá trị canh tác và giá trị sử dụng của các giống lúa mới thuộc loài Oryza sativa L..

 

2   Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 5715:1993, Gạo - Phương pháp xác định nhiệt độ hóa hồ qua độ phân hủy kiềm.

TCVN 5716-2:2017 (ISO 6647-2:2015), Gạo - Xác định hàm lượng amylose - Phần 2: Phương pháp thông dụng.

TCVN 7983:2015, Gạo - Xác định tỉ lệ thu hồi tiềm năng từ thóc và gạo lật.

TCVN 8125:2015 (ISO 20483:2013), Ngũ cốc và đậu đỗ - Xác định hàm lượng nitơ và tính hàm lượng protein thô - Phương pháp Kjeldahl.

TCVN 8369:2010, Gạo trắng - Xác định độ bền gel.

TCVN 8372:2010, Gạo trắng - Xác định tỷ lệ trắng trong, trắng bạc và độ trắng bạc.

TCVN 8373:2010, Gạo trắng - Đánh giá chất lượng cảm quan cơm bằng phương pháp cho điểm.

 

3   Thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt

3.1   Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1.1

Khảo nghiệm diện hẹp (Replicated field trials)

Khảo nghiệm được tiến hành trên đồng ruộng, diện tích ô nhỏ, có lặp lại, bố trí thí nghiệm theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp khảo nghiệm đối với giống lúa được khảo nghiệm.

 

 

3.1.2

Khảo nghiệm diện rộng (On-farm test)

Khảo nghiệm được tiến hành trên đồng ruộng, diện tích ô lớn, không lặp lại, bố trí thí nghiệm theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp khảo nghiệm đối với giống lúa được khảo nghiệm.

3.1.3

Khảo nghiệm có kiểm soát (Control test)

Khảo nghiệm giống lúa trong môi trường nhân tạo để giống lúa thể hiện đầy đủ đặc tính chống chịu sinh vật gây hại, điều kiện bất thuận.

3.1.4

Giống khảo nghiệm (Candidate varieties)

Giống lúa mới được đăng ký khảo nghiệm.

3.1.5

Giống đối chứng (Check varieties)

Đối với khảo nghiệm diện hẹp và khảo nghiệm diện rộng: giống lúa cùng nhóm với giống lúa khảo nghiệm đã được công nhận lưu hành hoặc giống lúa địa phương đang được gieo trồng phổ biến trong sản xuất tại vùng khảo nghiệm.

Đối với khảo nghiệm có kiểm soát: giống lúa có tính kháng (đối chứng kháng) và giống lúa mẫn cảm (đối chứng nhiễm) đối với từng loại sâu bệnh hại; hoặc giống lúa chống chịu cao và giống lúa chống chịu kém đối với điều kiện bất thuận.

3.2   Chữ viết tắt

TGST: Thời gian sinh trưởng

VCU: Giá trị canh tác và giá trị sử dụng

 

4   Yêu cầu về khảo nghiệm

4.1   Yêu cầu về địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống lúa

4.1.1   Khảo nghiệm diện hẹp, khảo nghiệm diện rộng

- Tổ chức thử nghiệm giống, sản phẩm cây trồng được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động để kiểm tra chất lượng hạt giống gửi khảo nghiệm và phân tích các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm cây trồng theo quy định tại 5.2.6;

- Hệ thống mạng lưới điểm khảo nghiệm đáp ứng: số lượng điểm khảo nghiệm tối thiểu tại mỗi vùng khảo nghiệm và diện tích tối thiểu để bố trí thí nghiệm tại mỗi điểm khảo nghiệm theo quy định tại 4.3;

- Nhà kho lưu mẫu giống khảo nghiệm: phải có thiết bị làm mát, điều chỉnh được nhiệt độ, ẩm độ. Đảm bảo nhiệt độ từ 5 OC đến 15 OC, độ ẩm tương đối từ 40 % đến 60 %. Thể tích nhà kho tối thiểu 20 m3;

- Trang thiết bị phục vụ cho quá trình khảo nghiệm như: máy tính, máy in, thiết bị ghi hình;

- Thiết bị, dụng cụ đo lường phải được kiểm định hoặc hiệu chuẩn đình kỳ theo quy định, bao gồm: cân điện tử độ chính xác 0,1 g hoặc 0,01 g; cân có thể cân ít nhất 10 kg; máy đo độ ẩm hạt; tủ sấy;

- Vật dụng để thiết kế, triển khai thí nghiệm trên đồng ruộng như: thước, bình phun hoặc máy phun thuốc bảo vệ thực vật, bảng, biển hiệu phục vụ khảo nghiệm và các dụng cụ cần thiết khác;

- Trang bị bảo hộ lao động bao gồm: khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động, ủng, găng tay.

4.1.2   Khảo nghiệm có kiểm soát

- Phòng thử nghiệm đảm bảo các điều kiện nhân nuôi, lưu giữ nguồn rầy nâu; phòng thử nghiệm đủ điều kiện và có thiết bị, dụng cụ như: dụng cụ đo nhiệt độ và độ ẩm, dụng cụ đo pH, kính hiển vi có độ phóng đại đến 400 lần; buồng cấy vô trùng, nồi hấp khử trùng đạt được 2 atm ở 121 OC, tủ sấy, tủ định ôn có thể điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho vi sinh vật phát triển, máy phun ẩm, tủ lạnh âm 20 OC trở xuống để bảo quản, phân lập, nhân nuôi tác nhân gây bệnh như bệnh đạo ôn, bạc lá. Có khu vực chuẩn bị mẫu, khu vực khử trùng môi trường nuôi cấy và dụng cụ;

 - Nhà lưới với các điều kiện phù hợp để bố trí các thí nghiệm khảo nghiệm có kiểm soát như: đủ ánh sáng, nước tưới để cây trồng sinh trưởng phát triển. Chống được côn trùng, chuột, chim. Nhà lưới phải đảm bảo cách ly nguồn sâu bệnh với môi trường.

- Nguồn bệnh đạo ôn, bạc lá và rầy nâu sử dụng để đánh giá.

- Bộ giống chuẩn nhiễm, chuẩn kháng cho từng đối tượng đánh giá.

4.2   Phân vùng khảo nghiệm: Theo Phụ lục A.

4.3   Khảo nghiệm diện hẹp, khảo nghiệm diện rộng

Địa điểm khảo nghiệm giống lúa phải đại diện về đất đai, khí hậu thời tiết của vùng khảo nghiệm; phải phù hợp với yêu cầu sinh trưởng, phát triển của giống lúa và do tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng lựa chọn, quyết định.

Địa điểm khảo nghiệm diện hẹp được thực hiện tại các tỉnh khác nhau.

Địa điểm khảo nghiệm diện rộng được thực hiện tại các tỉnh khác nhau.

Khảo nghiệm giống lúa thực hiện theo từng vùng (xem Phụ lục A). Số lượng địa điểm khảo nghiệm tối thiểu tại mỗi vùng theo quy định tại Bảng 1.

Bảng 1 - Số lượng địa điểm khảo nghiệm tối thiểu tại mỗi vùng

TT

Vùng khảo nghiệm

Khảo nghiệm diện hẹp

Khảo nghiệm diện rộng  

1

Trung du miền núi phía Bắc

3

3

2

Đồng bằng sông Hồng

3

3

3

Bắc Trung bộ

2

2

4

Duyên hải Nam Trung bộ

2

2

5

Tây Nguyên

2

2

6

Đông Nam bộ

1

2

7

Đồng bằng sông Cửu Long

4

3

Tại mỗi điểm khảo nghiệm có đủ diện tích để bố trí thí nghiệm khảo nghiệm diện hẹp theo quy định tại 5.2.2 hoặc khảo nghiệm diện rộng theo quy định tại 5.3.2. Diện tích tối thiểu để bố trí thí nghiệm là: khảo nghiệm diện hẹp 100 m2; khảo nghiệm diện rộng 3000 m2.

4.4   Khảo nghiệm có kiểm soát

Thực hiện khảo nghiệm có kiểm soát bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá và rầy nâu đối với tất cả các giống lúa khảo nghiệm.

Khảo nghiệm có kiểm soát tính chịu mặn chỉ thực hiện đối với giống lúa được đăng ký có tính chịu mặn.

5   Phương pháp khảo nghiệm

5.1   Phân nhóm giống khảo nghiệm

5.1.1   Phân nhóm giống theo đối tượng

a) Lúa tẻ:

- Theo phân loài Oryza sativa ssp. indica hoặc Oryza sativa ssp. japonica;

- Phản ứng của giống với ánh sáng ngày ngắn: có hoặc không;

- Giống thuần hoặc giống lai.

b) Lúa nếp:

- Phản ứng của giống với ánh sáng ngày ngắn: có hoặc không;

- Giống thuần hoặc giống lai.

5.1.2   Phân nhóm giống theo mục đích sử dụng

Căn cứ phân nhóm giống theo quy định tại 5.1.1, giống khảo nghiệm được phân nhóm theo mục đích sử dụng như sau:

a) Nhóm lúa tẻ năng suất cao;

b) Nhóm lúa tẻ chất lượng cao;

c) Nhóm lúa tẻ thơm;

d) Nhóm lúa nếp;

e) Nhóm lúa có giá trị về dinh dưỡng (protein hoặc omega 3 hoặc omega 6 hoặc omega 9, hoặc các loại vitamin, hoặc khoáng chất v.v... có hàm lượng cao);

f) Giống lúa có đặc tính kháng;

g) Giống lúa có đặc tính chịu mặn.

5.1.3   Phân nhóm giống theo thời gian sinh trưởng

Căn cứ phân nhóm giống theo quy định tại 5.1.2, giống khảo nghiệm được phân thành các nhóm nhỏ theo thời gian sinh trưởng quy định tại Bảng 2.

Bảng 2 - Phân nhóm giống lúa theo thời gian sinh trưởng

Nhóm

giống

theo TGST

Vùng Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Bắc trung bộ

Vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ

Vụ Đông xuân (Xuân)

Vụ Mùa (Hè thu)

Vụ Đông xuân TGSTa ngày

Vụ Hè thu TGST ngày

Vụ Đông xuân, Xuân hè, Hè thu, Thu đông

Tên gọi

TGST ngày

Tên gọi

TGST ngày

Tên gọi

TGST ngày

Cực ngắn ngày

-

< 110

-

< 95

< 100

< 90

Ao

< 90

Ngắn ngày

Xuân muộn

Từ 110 đến 135

Mùa sớm

Từ 96 đến 115

Từ 100 đến 115

Từ 90 đến 100

A1

Từ 90 đến 105

Trung ngày

Xuân chính vụ

Tư 136 đến 160

Mùa trung

Từ 116 đến 135

Từ 116 đến 130

Từ 101 đến 110

A2

Từ 106 đến 120

Dài ngày

Xuân sớm

> 160

Mùa muộn

> 135

> 130

> 110

B

> 120

 

5.2   Phương pháp khảo nghiệm diện hẹp

5.2.1   Số vụ khảo nghiệm

Thực hiện tối thiểu 3 vụ và có ít nhất 2 vụ khảo nghiệm trùng tên. Trường hợp chỉ đề nghị công nhận cho 1 vụ thì phải thực hiện ít nhất 2 vụ khảo nghiệm trùng tên với vụ đề nghị công nhận lưu hành giống.

5.2.2   Bố trí thí nghiệm

Các giống khảo nghiệm và giống đối chứng được bố trí thí nghiệm theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm là 10 m2 (5 m x 2 m). Mỗi ô thí nghiệm cấy 10 hàng theo chiều dài ô, hàng cách hàng 20 cm. Khoảng cách giữa các giống là 30 cm và giữa các lần nhắc là 30 cm. Xung quanh ruộng thí nghiệm có ít nhất 2 hàng lúa bảo vệ.

5.2.3   Giống khảo nghiệm

Khối lượng hạt giống tối thiểu cho 1 vụ khảo nghiệm là 0,5 kg/giống/điểm khảo nghiệm.

Khối lượng giống gửi tối thiểu đủ cho 3 vụ khảo nghiệm. Khối lượng giống để khảo nghiệm cho 2 vụ sau được lưu giữ tại tổ chức khảo nghiệm trong điều kiện theo quy định tại 4.1.

Chất lượng hạt giống lúa gửi khảo nghiệm đảm bảo tối thiểu tương đương với cấp xác nhận đối với lúa thuần hoặc chất lượng hạt lai F1 đối với lúa lai theo quy định hiện hành (ngoại trừ chỉ tiêu hạt khác giống).

Thời gian gửi giống trước thời vụ gieo trồng tối thiểu 20 ngày. Khi gửi giống phải có tờ khai theo quy định tại Phụ lục B. 

5.2.4   Giống đối chứng

Căn cứ vào danh sách giống đối chứng đã được Cục Trồng trọt phê duyệt và các đặc điểm được mô tả trong “Tờ khai kỹ thuật” của giống lúa đăng ký khảo nghiệm, tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng lựa chọn giống đối chứng phù hợp với giống lúa đăng ký khảo nghiệm.

Chất lượng của hạt giống đối chứng phải tương đương với cấp xác nhận đối với lúa thuần hoặc chất lượng hạt lai F1 đối với lúa lai theo quy định hiện hành.

5.2.5   Quy trình kỹ thuật: Theo quy định tại Phụ lục C.

5.2.6   Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá

Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá theo quy định tại Bảng 3.

Các chỉ tiêu được theo dõi, đánh giá trong điều kiện đồng ruộng bình thường.

Các chỉ tiêu định tính được đánh giá bằng mắt, thực hiện qua quan sát toàn bộ ô thí nghiệm, trên từng khóm hoặc các bộ phận của khóm và cho điểm.

Các chỉ tiêu định lượng được đo đếm trên khóm mẫu được lấy ngẫu nhiên, trừ khóm ở hàng biên.

Các chỉ tiêu chất lượng thóc gạo, chất lượng dinh dưỡng được đánh giá bởi tổ chức thử nghiệm theo 4.1.1. Chỉ tiêu chất lượng dinh dưỡng chỉ thực hiện đối với giống lúa được đăng ký có giá trị về dinh dưỡng.

Năng suất của ô thí nghiệm: Thu hoạch riêng từng ô, tính năng suất ô theo phương pháp lấy mẫu tươi như sau: làm sạch hạt và cân thóc tươi từng ô. Lấy 1 kg mẫu thóc tươi mỗi ô, phơi hoặc sấy đến khô. Xác định độ ẩm hạt bằng máy đo độ ẩm hoặc sấy và cân khối lượng (kg), sau đó quy đổi ở độ ẩm hạt 14 %. Tính tỷ lệ thóc khô trên thóc tươi của mẫu.

Năng suất của ô thí nghiệm tính theo Công thức (1):

                                                 (A x B) + C                 (1)

                                    NS =

                                                        S

Trong đó:

            NS: Năng suất của ô thí nghiệm (kg/m2)      

            A: Khối lượng thóc tươi của ô (kg)

            B: Tỷ lệ thóc khô trên thóc tươi của mẫu

            C: Khối lượng thóc khô của 10 khóm mẫu của ô ở độ ẩm 14 %.

            S: Diện tích ô thí nghiệm (m2).

Kết quả lấy đến ba chữ số sau dấu phẩy; quy đổi năng suất kg/m2 sang tạ/ha.

Bảng 3 - Các chỉ tiêu theo dõi

Chỉ tiêu

Giai đoạna

Đơn vị tính hoặc điểm

Mức độ biểu hiện

Phương pháp đánh giá

1. Sức sống của mạ

2

1

 

5

 

9

Khỏe: cây sinh trưởng tốt, lá xanh, nhiều cây có hơn 1 dảnh

Trung bình: cây sinh trưởng trung bình, hầu hết có 1 dảnh

Yếu: cây mảnh yếu hoặc còi cọc, lá vàng

Quan sát quần thể mạ trước khi nhổ cấy

2. Độ dài giai đoạn trỗ

6

1

5

9

Tập trung: không quá 4 ngày

Trung bình: từ 5 ngày đến 7 ngày

Không tập trung: hơn 7 ngày

Quan sát toàn bộ ô thí nghiệm. Cây lúa trỗ khi bông thoát khỏi bẹ lá đòng từ    5 cm trở lên. Số ngày từ trỗ 10 % đến 80 %

3. Độ thuần đồng ruộng

6-9

1

5

 

9

Cao: cây khác dạng < 0,3 % (lúa lai < 2 %)

Trung bình: cây khác dạng ≥ từ 0,3 % đến 0,5 % (lúa lai  ≥ từ 2 % đến 4 %)

Thấp: cây khác dạng > 0,5 % (lúa lai > 4 %)

Đếm và tính tỷ lệ cây khác dạng trên mỗi ô

4. Độ thoát cổ bông

7-9

1

5

9

Thoát hoàn toàn

Thoát vừa đúng cổ bông

Thoát một phần

Quan sát toàn bộ các cây trên ô

5. Độ cứng cây

8-9

1

5

9

Cứng: cây không bị đổ

Trung bình: hầu hết cây bị nghiêng

Yếu: hầu hết cây bị đổ rạp

Quan sát tư thế của cây trước khi thu hoạch

6. Độ tàn lá

9

1

5

9

Muộn: lá giữ màu xanh tự nhiên

Trung bình: các lá trên biến vàng

Sớm: tất cả lá biến vàng hoặc chết

Quan sát sự chuyển màu của lá

 

Bảng 3 (tiếp theo)

Chỉ tiêu

Giai đoạna

Đơn vị tính hoặc điểm

Mức độ biểu hiện

Phương pháp đánh giá

7. Thời gian sinh trưởng

9

ngày

 

Tính số ngày từ khi gieo mạ đến khi có khoảng 85 % đến    90 % số hạt trên bông chín

8. Chiều cao cây

9

cm

 

Đo từ mặt đất đến đỉnh bông cao nhất (không kể râu hạt). Số mẫu: 10 khóm trên mỗi ô

9. Độ rụng hạt

9

1

5

9

Khó rụng: < 10 % số hạt rụng

Trung bình: từ 10 % đến 50 % số hạt rụng

Dễ rụng: > 50 % số hạt rụng

Giữ chặt cổ bông và  vuốt dọc bông, tính tỷ lệ (%) hạt rụng.

Số bông mẫu: 10 bông trên mỗi ô

10. Số bông hữu hiệu trên khóm

9

bông

 

Đếm số bông có ít nhất 10 hạt chắc của một khóm.

Số mẫu: 10 khóm trên mỗi ô

11. Số hạt chắc trên bông

9

hạt

 

Đếm tổng số hạt chắc có trên bông. Số mẫu: 10 khóm trên mỗi ô

12. Tỷ lệ lép

9

%

 

Đếm tổng số hạt lép có trên bông.Tính tỷ lệ (%) hạt lép trên bông.

Số mẫu: 10 khóm trên mỗi ô

13. Khối lượng 1000 hạt

9

 

g

 

Cân 8 mẫu 100 hạt ở độ ẩm 14%, lấy một chữ số sau dấu phẩy

14. Năng suất hạt

9

tạ/ha

 

Tính năng suất hạt trên mỗi ô theo 5.2.6.

 

Bảng 3 (tiếp theo)

Chỉ tiêu

Giai đoạna

Đơn vị tính hoặc điểm

Mức độ biểu hiện

Phương pháp đánh giá

15. Bệnh đạo ôn hại lá

Pyricularia oryzae

2-3

0

1

 

2

 

 

3

 

4

 

 

5

 

6

 

7

 

8

 

9

Không có vết bệnh

Vết bệnh màu nâu hình kim châm ở giữa, chưa xuất hiện vùng sản sinh bào tử

Vết bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài, đường kính từ 1 mm đến 2 mm, có viền nâu rõ rệt, hầu hết lá dưới có vết bệnh

Dạng vết bệnh như điểm ở 2, nhưng vết bệnh xuất hiện nhiều ở các lá trên

Vết bệnh điển hình cho các giống nhiễm, dài 3 mm hoặc hơi dài, diện tích vết bệnh trên lá < 4 % diện tích lá

Vết bệnh điển hình: từ 4 % đến 10 % diện tích lá

Vết bệnh điển hình: từ 11 % đến 25 % diện tích lá

Vết bệnh điển hình: từ 26 % đến 50 % diện tích lá

Vết bệnh điển hình: từ 51 % đến75 % diện tích lá

Hơn 75 % diện tích vết bệnh trên lá

Quan sát, tính tỷ lệ vết bệnh gây hại trên lá

16. Bệnh đạo ôn cổ bông

Pyricularia oryzae

 

8

0

1

 

3

 

5

 

7

 

9

Không có vết bệnh

Vết bệnh có trên vài cuống bông hoặc trên gié cấp 1

Vết bệnh có trên vài gié cấp 1 hoặc phần giữa của trục bông

Vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc phần thân rạ phía dưới trục bông

Vết bệnh bao quanh toàn cổ bông hoặc phần trục gần cổ bông, có hơn 30 % hạt chắc

Vết bệnh bao quanh hoàn toàn cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất, hoặc phần trục gần gốc bông, số hạt chắc ít hơn 30 %

Quan sát vết bệnh gây hại xung quanh cổ bông

17. Bệnh bạc lá Xanthomonas oryzae pv.oryzae

5-8

0

1

3

5

7

9

Không có vết bệnh

Diện tích vết bệnh trên lá < 5 %

Diện tích vết bệnh trên lá từ 5 % đến 12 %

Diện tích vết bệnh trên lá từ 13 % đến 25 %

Diện tích vết bệnh trên lá từ 26 % đến 50 %

Diện tích vết bệnh trên lá từ 51 % đến 100 %

Quan sát, xác định tỷ lệ diện tích vết bệnh trên lá

18. Bệnh khô vằn

Rhizoctonia solani

7-8

0

1

3

5

7

9

Không có vết bệnh

Vết bệnh < 20 % chiều cao cây

Vết bệnh từ 20 % đến 30 % chiều cao cây

Vết bệnh từ 31 % đến 45 % chiều cao cây

Vết bệnh từ 46 % đến 65 % chiều cao cây

Vết bệnh > 65 % chiều cao cây

Quan sát độ cao tương đối của vết bệnh trên lá hoặc bẹ lá (biểu thị bằng % so với chiều cao cây)

 

Bảng 3 (tiếp theo)

Chỉ tiêu

Giai đoạna

Đơn vị tính hoặc điểm

Mức độ biểu hiện

Phương pháp đánh giá

19. Bệnh đốm nâu

Bipolaris oryzae

2 và

5-9

0

1

3

5

7

9

Không có vết bệnh

Diện tích vết bệnh trên lá  < 4 %

Diện tích vết bệnh trên lá  từ 4 % đến 10 %

Diện tích vết bệnh trên lá  từ 11 % đến 25 %

Diện tích vết bệnh trên lá  từ 26 % đến 75 %

Diện tích vết bệnh trên lá  > 76 %

Quan sát, xác định tỷ lệ diện tích vết bệnh trên lá

20. Sâu đục thân

Scirpophaga incertulas; chilo suppressalis

3-5 và

8-9

0

1

3

5

7

9

Không bị hại

Số dảnh chết hoặc bông bạc < 10 %

Số dảnh chết hoặc bông bạc từ 10 % đến 20 %

Số dảnh chết hoặc bông bạc từ 21 % đến 30 %

Số dảnh chết hoặc bông bạc từ 31 % đến 60 %

Số dảnh chết hoặc bông bạc > 61 %

Quan sát số dảnh chết hoặc bông bạc

21. Sâu cuốn lá

Cnaphalocrocis medinalis

3-9

0

1

3

5

7

9

Không bị hại

Cây bị hại < 10 %

Cây bị hại từ 10 % đến 20 %

Cây bị hại từ 21 % đến 35 %

Cây bị hại từ 36 % đến 50 %

Cây bị hại > 51 %

Quan sát lá, cây bị hại. Tính tỷ lệ cây bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống

22. Rầy nâu

Nilaparvata lugens

3-9

0

1

3

 

5

 

7

 

9

Không bị hại

Bị hại rất nhẹ, hơi biến vàng trên một số cây

Lá thứ nhất và thứ 2 hầu hết biến vàng bộ phận nhưng chưa bị “cháy rầy”

Lá bị vàng rõ, cây lùn và héo, từ 10 % đến 25 % số cây cháy rầy, số cây còn lại lùn nặng

Hơn một nửa số cây bị héo hoặc cháy rầy, số cây còn lại lùn nặng

Tất cả cây bị chết

Quan sát lá, cây bị hại gây héo và chết do rầy nâu gây ra (Đánh giá này chỉ thực hiện được khi mật độ rầy đảm bảo theo quy định với từng giai đoạn)

23. Chất lượng thóc gạo

9

 

 

 

23.1. Chất lượng xay xát

 

%

Tỷ lệ gạo lật

TCVN 7983:2015

%

Tỷ lệ gạo xát

TCVN 7983:2015

%

Tỷ lệ gạo nguyên

TCVN 7983:2015

mm

Chiều dài hạt gạo

Lấy ngẫu nhiên 2 mẫu, mỗi mẫu ít nhất 100 hạt gạo xát trắng nguyên vẹn, đúng giống, không bị sâu, bệnh, xanh non. Dùng máy scan và phần mềm phân tích hình ảnh để đo kích thước hạt gạo và tính toán kết quả.

 

Bảng 3 (tiếp theo)

Chỉ tiêu

Giai đoạna

Đơn vị tính hoặc điểm

Mức độ biểu hiện

Phương pháp đánh giá

 

 

 

Tỷ lệ dài/rộng hạt gạo

Căn cứ chiều dài, rộng hạt gạo xát trắng để tính tỷ lệ dài/rộng.

23.2. Chất lượng gạo

 

 

Độ bền gel

TCVN 8369:2010

 

Nhiệt hóa hồ

TCVN 5715:1993

%

Tỷ lệ trắng trong

TCVN 8372:2010

 

Độ trắng bạc

TCVN 8372:2010

%

Hàm lượng amylose

TCVN 5716-2:2017 (ISO 6647-2:2015)

24. Chất lượng cơm

9

 

 

Đánh giá chất lượng cảm quan cơm theo quy định tại Phụ lục F

24.1. Màu sắc cơm

 

1

2

3

4

5

Màu khác (đỏ, tím, hồng…)

Nâu

Trắng hơi xám

Trắng ngà

Trắng

Quan sát bằng mắt qua bề ngoài của cơm sau khi nấu

24.2. Mùi thơm

 

1

2

3

4

5

Không có mùi đặc trưng

Có mùi cơm, hương thơm kém đặc trưng

Có mùi thơm nhẹ, khá đặc trưng

Thơm, đặc trưng

Rất thơm, đặc trưng

Nhận biết bằng ngửi

24.3. Độ mềm

 

1

2

3

4

5

Rất cứng

Cứng

Hơi mềm

Mềm

Rất mềm

Nhận biết khi miết bằng tay và trong khi nhai

24.4. Độ dính

 

1

2

3

4

5

Rất rời

Rời

Hơi dính

Dính

Rất dính

Nhận biết khi miết bằng tay và trong khi nhai

24.5. Độ bóng

 

1

2

3

4

5

Rất mờ, xỉn

Hơi mờ, xỉn

Hơi bóng

Bóng

Rất bóng

Quan sát bằng mắt qua bề ngoài của cơm sau khi nấu

 

Bảng 3 (kết thúc)

Chỉ tiêu

Giai đoạna

Đơn vị tính hoặc điểm

Mức độ biểu hiện

Phương pháp đánh giá

24.6. Vị ngon

 

1

2

3

4

5

Không ngon

Hơi ngon, chấp nhận được

Khá ngon

Ngon

Rất ngon

Cảm giác tổng hợp của từng người nhận được trong khi ăn

25. Chất lượng dinh dưỡng

9

%

Hàm lượng protein

TCVN 8125:2015 (ISO 20483:2013)

 

Các chất dinh dưỡng khác (omega 3, omega 6, omega 9 hoặc các loại vitamin hoặc khoáng chất v.v…)

Theo tiêu chuẩn hiện hành hoặc theo phương pháp của tổ chức thử nghiệm

CHÚ THÍCH

(a) Các chỉ tiêu được theo dõi, đánh giá vào những giai đoạn sinh trưởng thích hợp của cây lúa. Các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa được biểu thị bằng số như sau:

Mã số     Giai đoạn                    Mã số    Giai đoạn                      Mã số          Giai đoạn

                  1          Nẩy mầm                        4          Vươn lóng                         7             Chín sữa                          

                  2          Mạ                                   5          Làm đòn