TCVN13382-1:2021 ( giống lúa )

TCVN      T I Ê U   C H U Ẩ N   Q U Ố C   G I A

 

 

                                   TCVN 13382-1:2021

 

       Xuất bản lần 1

 

 

GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP -                KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT

VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH  

PHẦN 1: GIỐNG LÚA

Agricultural varieties - Testing for distinctness, uniformity and stability

Part 1: Rice varieties

 

 

HÀ NỘI 2021

 

 

       
     
 
   

Mục lục

 

 

1   Phạm vi áp dụng. 5

2   Tài liệu viện dẫn. 5

3   Thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt 5

3.1  Thuật ngữ và định nghĩa. 5

3.2 Chữ viết tắt 6

4   Yêu cầu về khảo nghiệm.. 7

4.1  Yêu cầu về địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định giống lúa. 7

4.2  Tính trạng đặc trưng của giống. 7

4.3  Vật liệu khảo nghiệm.. 8

4.4  Phân nhóm giống khảo nghiệm.. 9

5   Phương pháp khảo nghiệm.. 9

5.1  Cách tiến hành. 9

5.2  Phương pháp đánh giá. 9

5.3  Báo cáo kết quả khảo nghiệm: 10

Phụ lục A (Quy định) Tính trạng đặc trưng của giống. 11

Phụ lục B (Quy định) Tờ khai 19

Phụ lục C (Quy định) Giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. 22

Phụ lục D (Tham khảo) Hướng dẫn theo dõi một số tính trạng đặc trưng. 24

Phụ lục E (Quy định) Báo cáo kết quả khảo nghiệm.. 31

Thư mục tài liệu tham khảo. 33

 

 

     Lời nói đầu

 

TCVN 13382-1:2021 do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. 

Bộ TCVN 13382-1:2021 Giống cây trồng nông nghiệp - Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 13382-1:2021, Phần 1: Giống lúa

- TCVN 13382-2:2021, Phần 2: Giống ngô

                                                                                                          

1

T I Ê U   C H U Ẩ N   Q U Ố C   G I A                                   TCVN 13382-1: 2021

 

Giống cây trồng nông nghiệp - Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định -

Phần 1: Giống lúa

Agricultural varieties - Testing for distinctness, uniformity and stability -

Part 1: Rice varieties

 

1   Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định (khảo nghiệm DUS) của các giống lúa mới thuộc loài Oryza sativa L..

 

2   Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có):

TCVN 5716-2:2017 (ISO 6647:2:2015), Gạo - Xác định hàm lượng amylose - Phần 2: Phương pháp thông dụng

TCVN 13381-1:2021, Giống cây trồng nông nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng -  Phần 1: Giống lúa

 

3   Thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt

3.1  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1.1

Giống khảo nghiệm (Candidate varieties)

Giống mới được đăng ký khảo nghiệm.

3.1.2

Giống đối chứng (Check varieties)

Giống được biết đến rộng rãi và cùng nhóm với giống khảo nghiệm.

3.1.3

Giống tương tự (Similar varieties)

Giống được biết đến rộng rãi có nhiều tính trạng tương tự nhất với giống khảo nghiệm.

3.1.4

Giống điển hình (Example varieties)

Giống được sử dụng làm chuẩn đối với một trạng thái biểu hiện cụ thể của một hoặc nhiều tính trạng.

3.1.5

Giống biết đến rộng rãi (Common knowledge varieties)

- Giống cây trồng mà vật liệu nhân giống hoặc vật liệu thu hoạch của giống đó được sử dụng một cách rộng rãi trên thị trường Việt Nam hoặc ở bất kỳ quốc gia nào tại thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ;

- Giống cây trồng được bảo hộ hoặc được công nhận lưu hành hoặc công nhận lưu hành đặc cách,  sản xuất thử, công nhận chính thức tại Việt Nam hoặc thuộc danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở bất kỳ quốc gia nào;

- Giống cây trồng là đối tượng trong đơn đăng ký nhằm mục đích bảo hộ giống cây trồng; công nhận lưu hành; hoặc công nhận lưu hành đặc cách; danh mục giống ở bất kỳ quốc gia nào, nếu các đơn này không bị từ chối.

3.1.6

Mẫu chuẩn (Standard sample)

Mẫu của giống biết đến rộng rãi có các tính trạng đặc trưng phù hợp với bản mô tả giống, được lưu giữ tại tổ chức lưu mẫu theo quy định hoặc tổ chức khảo nghiệm DUS giống lúa được công nhận.

3.1.7

Tính trạng đặc trưng (Characteristics)

Tính trạng được di truyền ổn định, ít bị biến đổi bởi tác động của ngoại cảnh, có thể nhận biết và mô tả được một cách chính xác.

3.1.8

Cây khác dạng (Off - type)

Cây khác biệt rõ ràng với giống khảo nghiệm ở một hoặc nhiều tính trạng đặc trưng được sử dụng trong khảo nghiệm DUS.

3.2 Chữ viết tắt

Tiêu chuẩn này sử dụng các chữ viết tắt sau:

DUS

Tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định.

QL

Tính trạng chất lượng.

QN

Tính trạng số lượng.

PQ

Tính trạng giả chất lượng.

MG

Đo đếm một nhóm cây hoặc một số bộ phận của một nhóm cây.

MS

Đo đếm từng cây hoặc từng bộ phận của các cây mẫu.

VG

Quan sát một nhóm cây hoặc một số bộ phận của một nhóm cây.

VS

Quan sát từng cây hoặc từng bộ phận của các cây mẫu.

LSD

Sự sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa.

 

4   Yêu cầu về khảo nghiệm

4.1  Yêu cầu về địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định giống lúa

- Tổ chức thử nghiệm giống, sản phẩm cây trồng được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động để kiểm tra chất lượng hạt giống gửi khảo nghiệm (ngoại trừ chỉ tiêu hạt khác giống) và phân tích các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm cây trồng theo quy định tại 5.2.1;

- Kho lưu mẫu giống khảo nghiệm và mẫu chuẩn: phải có thiết bị làm mát, điều chỉnh được nhiệt độ, ẩm độ. Đảm bảo nhiệt độ từ 5 OC đến 15 OC, độ ẩm tương đối từ 40 % đến 60 %. Thể tích kho tối thiểu 20 m3;

- Trang thiết bị phục vụ cho quá trình khảo nghiệm như: kính lúp, bảng so màu, máy tính, máy in, thiết bị ghi hình, phần mềm xử lý số liệu;

- Thiết bị, dụng cụ đo lường đã được kiểm định hoặc hiệu chuẩn định kỳ theo quy định, bao gồm: cân điện tử độ chính xác 0,1 g hoặc 0,01 g; cân có thể cân ít nhất 10 kg; máy đo độ ẩm hạt; dụng cụ đo nhiệt độ và độ ẩm, dụng cụ đo pH, kính hiển vi có độ phóng đại đến 400 lần;

- Vật dụng để thiết kế, triển khai thí nghiệm trên đồng ruộng như: thước, bình phun hoặc máy phun thuốc bảo vệ thực vật, bảng, biển hiệu phục vụ khảo nghiệm và các dụng cụ cần thiết khác;

- Trang bị bảo hộ lao động bao gồm: khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động, ủng, găng tay;

- Đủ diện tích đất để bố trí khảo nghiệm trên đồng ruộng, tối thiểu là 140 m2 ;

- Bộ mẫu chuẩn của các giống biết đến rộng rãi.

 4.2  Tính trạng đặc trưng của giống

- Các tính trạng đặc trưng để đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống lúa theo qui định tại Phụ lục A.

- Tính trạng chính được đánh giá đầy đủ trong quá trình khảo nghiệm DUS giống lúa, tính trạng bổ sung được sử dụng khi giống khảo nghiệm không khác biệt với giống tương tự về các tính trạng chính.

- Mỗi trạng thái biểu hiện được xác định bằng một mã số tương ứng.

- Đối với tính trạng chất lượng và giả chất lượng: tất cả các trạng thái biểu hiện của tính trạng đều được thể hiện trong bảng tính trạng đặc trưng của giống.

- Đối với tính trạng số lượng có nhiều trạng thái biểu hiện, để giảm thiểu kích thước của bảng tính trạng, các trạng thái biểu hiện của tính trạng thường được viết rút gọn.

VÍ DỤ: Một tính trạng số lượng với 9 trạng thái biểu hiện thì có thể được viết rút gọn như sau:

Trạng thái biểu hiện

Mã số

Nhỏ

3

Trung bình

5

Lớn

7

 

Tuy nhiên, khi đánh giá phải hiểu tính trạng này được tồn tại ở cả 9 trạng thái biểu hiện:

Trạng thái biểu hiện

Mã số

Rất nhỏ

1

Rất nhỏ đến nhỏ

2

Nhỏ

3

Nhỏ đến trung bình

4

Trung bình

5

Trung bình đến lớn

6

Lớn

7

Lớn đến rất lớn

8

Rất lớn

9

 

4.3  Vật liệu khảo nghiệm

4.3.1  Giống khảo nghiệm

4.3.1.1 Khối lượng mẫu hạt giống gửi khảo nghiệm

Phải đảm bảo đủ cho khảo nghiệm và lưu mẫu tối thiểu như sau:

Giống lúa thuần, lúa lai F1: 3 kg/giống

Dòng mẹ bất dục đực tế bào chất (dòng A), dòng duy trì tính bất dục (dòng B), dòng phục hồi (dòng R) (đối với lúa lai 3 dòng) và dòng bất dục đực mẫn cảm nhiệt độ, dòng bố (đối với lúa lai 2 dòng):             2 kg/dòng.

Trong trường hợp cần thiết, tổ chức khảo nghiệm có thể yêu cầu gửi thêm mỗi giống 100 bông. Các bông phải điển hình, không có dấu hiệu bị sâu bệnh, số hạt trên mỗi bông phải đủ theo yêu cầu thí nghiệm hàng - bông để kiểm tra tính đồng nhất.

Mẫu lưu được bảo quản tại tổ chức khảo nghiệm trong điều kiện theo quy định tại 4.1.

4.3.1.2 Chất lượng hạt giống gửi khảo nghiệm

Đảm bảo tối thiểu tương đương với cấp xác nhận đối với lúa thuần hoặc chất lượng hạt lai F1 đối với lúa lai theo quy định hiện hành (ngoại trừ chỉ tiêu hạt khác giống).

Giống gửi khảo nghiệm không được xử lý trước bằng bất kỳ hình thức nào, trừ khi tổ chức khảo nghiệm yêu cầu và phải ghi lại đầy đủ thông tin trong quá trình xử lý.

4.3.1.3 Thời gian gửi giống khảo nghiệm

Tổ chức, cá nhân gửi giống khảo nghiệm trước thời vụ gieo trồng tối thiểu 20 ngày. Khi gửi giống phải có tờ khai theo quy định tại Phụ lục B. 

4.3.2  Giống đối chứng

4.3.2.1 Xác định giống đối chứng

Trong Tờ khai kỹ thuật đăng ký khảo nghiệm tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm có thể đề xuất các giống tương tự với giống khảo nghiệm làm giống đối chứng và ghi rõ những tính trạng khác biệt so với giống khảo nghiệm. Tổ chức khảo nghiệm xác định các giống được chọn làm giống đối chứng.

4.3.2.2 Chất lượng hạt giống đối chứng

Giống đối chứng được lấy từ bộ mẫu chuẩn của tổ chức khảo nghiệm. Trường hợp cần thiết tổ chức khảo nghiệm đề nghị tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm cung cấp giống đối chứng và tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm phải có bằng chứng xác nhận chất lượng giống đối chứng cung cấp. Chất lượng giống đối chứng đảm bảo tối thiểu tương đương với cấp xác nhận đối với lúa thuần hoặc chất lượng hạt lai F1 đối với lúa lai theo quy định hiện hành.

4.4  Phân nhóm giống khảo nghiệm

Theo nhóm: lúa tẻ hoặc lúa nếp hoặc lúa japonica hoặc lúa lai

Theo các tính trạng đặc trưng:

          a) Lá: sắc tố antoxian của tai lá (tính trạng 9);

            b) Thời gian trỗ (khi 50 % số cây có bông trỗ) (tính trạng 19);

            c) Thân: chiều dài (trừ bông), chỉ áp dụng với giống không bò lan (tính trạng 26);

d) Vỏ trấu: màu sắc (tính trạng 46);

            e) Hạt gạo lật: chiều dài (tính trạng 58);

            f) Hạt gạo lật: màu sắc (tính trạng 61);

            g) Hạt gạo lật: hương thơm (tính trạng 65).

 

5   Phương pháp khảo nghiệm

5.1  Cách tiến hành

5.1.1 Thời gian khảo nghiệm

Tối thiểu 2 vụ có điều kiện tương tự.

5.1.2  Điểm khảo nghiệm

Bố trí 1 điểm khảo nghiệm, nếu có tính trạng không thể đánh giá được ở điểm đó thì có thể bố trí thêm một điểm bổ sung.

5.1.3  Bố trí thí nghiệm

Diện tích ô thí nghiệm cho một giống khảo nghiệm là 30,8 m2 (2 lần nhắc lại). Thí nghiệm bố trí 2 lần nhắc lại. Mỗi lần nhắc lại giống khảo nghiệm cấy 10 hàng, giống tương tự cấy 5 hàng. Hàng cách hàng 20 cm, cây cách cây 15 cm, mỗi hàng 50 cây. Cấy 1 dảnh mạ/khóm.

Đối với thí nghiệm hàng - bông: chọn ngẫu nhiên 50 bông trong số 100 bông. Mỗi bông cấy 2 hàng     (2 lần nhắc lại), hàng cách hàng 20 cm, cây cách cây 15 cm, mỗi hàng 25 cây.

5.1.4  Các biện pháp kỹ thuật

 Áp dụng theo TCVN 13381-1:2021.

5.2  Phương pháp đánh giá

5.2.1  Yêu cầu chung

Các tính trạng được đánh giá vào những giai đoạn sinh trưởng thích hợp của cây lúa. Các giai đoạn sinh trưởng này được mã hóa bằng số theo quy định tại Phụ lục C. Đánh giá theo dõi các tính trạng đặc trưng theo hướng dẫn tại Phụ lục D.

Tất cả các quan sát để đánh giá tính khác biệt phải được tiến hành trên các cây riêng biệt hoặc được đo đếm ít nhất trên 20 cây mẫu hoặc các bộ phận của 20 cây đó cho một lần nhắc lại. Việc quan sát, đánh giá các tính trạng của lá được tiến hành trên lá giáp lá đòng (nếu không có chỉ dẫn khác). Các tính trạng khác  được tiến hành trên tất cả các cây của ô thí nghiệm.

Tính trạng chính được đánh giá đầy đủ trong quá trình khảo nghiệm, tính trạng bổ sung được sử dụng khi giống khảo nghiệm không khác biệt với giống tương tự về các tính trạng chính.

Tính trạng 56, 57, 61, 62, 63, 64, 65 quy định tại Phụ lục A được đánh giá bởi tổ chức thử nghiệm theo 4.1.

5.2.2  Đánh giá tính khác biệt

Tính khác biệt được xác định bởi sự khác nhau của từng tính trạng đặc trưng giữa giống khảo nghiệm và giống tương tự. Giống khảo nghiệm được coi là khác biệt với giống tương tự khi có ít nhất một tính trạng chính khác biệt rõ ràng với giống tương tự.

Đối với tính trạng QL và PQ giống khảo nghiệm và giống tương tự biểu hiện ở hai trạng thái khác nhau thì được coi là khác biệt.

Đối với tính trạng QN đánh giá theo phương pháp quan sát (VS, VG): giống khảo nghiệm và giống tương tự biểu hiện ở hai trạng thái khác nhau với khoảng cách tối thiểu là 2 mã số thì được coi là khác biệt.

Đối với tính trạng QN đánh giá theo phương pháp đo đếm (MS, MG): giống khảo nghiệm và giống tương tự biểu hiện ở hai trạng thái khác nhau với khoảng cách tối thiểu là 1 mã số và bằng một khoảng cách trong thang điểm của giống điển hình hoặc dựa vào giá trị LSD ở độ tin cậy tối thiểu 95 % thì được coi là khác biệt.

5.2.3  Đánh giá tính đồng nhất

Phương pháp chủ yếu đánh giá tính đồng nhất căn cứ vào tỷ lệ cây khác dạng của tất cả cây trên ô thí nghiệm.

Giống khảo nghiệm được coi là đồng nhất khi tỷ lệ cây khác dạng không vượt quá 0,1 % (đối với giống thuần, dòng bất dục, dòng duy trì, dòng phục hồi thì số cây khác dạng không vượt quá 3/1000 cây) và không quá 2 % (đối với giống lai F1 thì số cây khác dạng không vượt quá 27/1000 cây) ở độ tin cậy tối thiểu 95 %.

Đánh giá tính đồng nhất qua thí nghiệm hàng - bông: giống được coi là đồng nhất khi số hàng - bông có cây khác dạng không vượt quá 2 cây trong tổng số 50 hàng - bông.

5.2.4  Đánh giá tính ổn định

Tính ổn định của giống đ­ược đánh giá thông qua tính đồng nhất, một giống đư­ợc coi là ổn định khi chúng đồng nhất qua các vụ khảo nghiệm.

Trong trư­ờng hợp cần thiết, có thể tiến hành khảo nghiệm tính ổn định bằng việc trồng thế hệ tiếp theo (đối với giống lúa thuần) hoặc gieo hạt của giống lai đó từ mẫu lưu. Giống có tính ổn định khi những biểu hiện của các tính trạng ở thế hệ sau t­ương tự những biểu hiện của các tính trạng ở thế hệ  trước đó.

5.3  Báo cáo kết quả khảo nghiệm: Theo quy định tại Phụ lục E

 

 

 

Phụ lục A

(Quy định)

Tính trạng đặc trưng của giống

Bảng A.1 - Các tính trạng đặc trưng

Tính trạng

Giai đoạn

Trạng thái biểu hiện

Giống điển hình

Mã số

I

Tính trạng chính

1. (+) QN, VS

Lá mầm: sắc tố antoxian

10

Không có hoặc rất nhạt

Khang dân 18

 

Trân châu lùn

 

1

Nhạt

Trung bình

3

5

Đậm

7

2. (+) PQ, VS

Lá gốc (lá dưới cùng): màu bẹ lá

30

Xanh

Khang dân 18

1

Xanh có sọc tím

 

2

Tím nhạt

Trân châu lùn

3

Tím

 

4

3. QN, VG

Lá: mức độ xanh

40

Nhạt

ĐTL2

3

Trung bình

Bắc thơm số 7

5

Đậm

Q5

7

4. QL, VG

Lá: sắc tố antoxian

40

Không có

Khang dân 18

1

Trân châu lùn

9

5. PQ, VG

Lá: sự phân bố của

sắc tố antoxian

40

Chỉ có ở đỉnh

 

1

Chỉ có ở viền lá

Trân châu lùn

2

Chỉ có vệt

 

3

Đồng nhất

 

4

6. QL, VG

Bẹ lá: sắc tố antoxian

40

Không có

Khang dân 18

1

Trân châu lùn

9

7. QN, VG

Bẹ lá: mức độ sắc tố antoxian

40

Rất nhạt

 

1

Nhạt

 

3

Trung bình

Trân châu lùn

5

Đậm

 

7

8. QN, VS

Lá: lông ở phiến lá

40

Không có hoặc rất ít

 

1

Ít

Bắc thơm số 7

3

Trung bình

 

5

Nhiều

Khang dân 18

7

Rất nhiều

Q5

9

9. (*) QL, VS

Lá: sắc tố antoxian của tai lá

40

Không có

Khang dân 18

1

Trân châu lùn

9

10. QL, VS

Lá: sắc tố antoxian của cổ lá (gối lá)

40

Không có

Khang dân 18

1

Trân châu lùn

9

 

 

Bảng A.1 (tiếp theo)

Tính trạng

Giai đoạn

Trạng thái biểu hiện

Giống điển hình

Mã số

11. (+) PQ, VS

Lá: hình dạng của thìa lìa

40

Tù (chóp cụt)

 

1

Nhọn

 

2

Xẻ

Khang dân 18

3

12. PQ, VS

Lá: màu sắc của thìa lìa

40

Trắng trong

Khang dân 18

1

Xanh

 

2

Xanh có sọc tím

 

3

Tím nhạt

Trân châu lùn

4

Tím

 

5

13. (+) QN, MS

Phiến lá: chiều dài

50-60

Ngắn

Trung bình

Dài

 

3

5

7

14. (+) QN, MS

Phiến lá: chiều rộng

50-60

Hẹp

P6 đột biến

3

Trung bình

Hoa khôi 4

5

Rộng

 

7

15. (*) (+) QN,  VG

Lá đòng: trạng thái phiến lá (quan sát sớm)

60

Đứng

NTL1

1

Nửa đứng

 

Koshihikari kazusa 2 go

3

Ngang

 

5

Gục xuống

 

7

16.(*) (+) QN, VG

Lá đòng : trạng thái phiến lá (quan sát muộn)

90

Đứng

 

1

Nửa đứng

Trân châu lùn

3

Ngang

 

5

Gục xuống

 

7

17. (+) QN, VS

Khóm: tập tính sinh trưởng

40

Đứng

NTL1

1

Nửa đứng

Bắc thơm số 7

3

Mở (xoè)

 

5

Mở rộng

 

7

Ngang

 

9

18. (+) QL, VS

Khóm: khả năng gấp khuỷu (chỉ  với giống bò lan)

40

Không có

 

1

 

   9

19.(*) QN, VG

Thời gian trỗ: thời gian trỗ (khi 50% số cây có bông trỗ)

55

Rất sớm

 

1

Sớm

Koshihikari kazusa 2 go

3

Trung bình

Q5

5

Muộn

 

7

20. (+) PQ, VS/MS

Bất dục đực

55

Không có

Khang dân 18

1

Bất dục một phần

 

2

Bất dục hoàn toàn

 

3

 

 

Bảng A.1 (tiếp theo)

Tính trạng

Giai đoạn

Trạng thái biểu hiện

Giống điển hình

Mã số

21. (+) QN, VS

Vỏ trấu: sắc tố antoxian của gân (quan sát sớm)

65

Không có hoặc rất nhạt

Khang dân 18

1

Nhạt

 

3

Trung bình

 

5

Đậm

 

7

22. (+) QN, VS

Vỏ trấu: sắc tố antoxian của vùng dưới đỉnh (quan sát sớm)

65

Không có hoặc rất nhạt

Khang dân 18

1

Nhạt

 

3

Trung bình

 

5

Đậm

 

7

23. (*) (+) QN, VS

Vỏ trấu: sắc tố antoxian của đỉnh (quan sát sớm)

65

Không có hoặc rất nhạt

Khang dân 18

1

Nhạt

 

3

Trung bình

 

5

Đậm

 

7

Rất đậm

 

9

24. (*) PQ, VS

Hoa: màu sắc núm nhụy

65

Trắng

Khang dân 18

1

Xanh nhạt

 

2

Vàng

 

3

Tím nhạt

 

4

Tím

Trân châu lùn

5

25. (+) QN, VS

Thân: độ dầy

70

Mỏng

Koshihikari kazusa 2 go

3

Trung bình

Hương việt 3

5

Dầy

 

7

26. (+) (*) QN, VS

Thân: chiều dài (trừ bông) - chỉ với giống không bò lan

70

Rất ngắn

 

1

Ngắn

Koshihikari kazusa 2 go

3

Trung bình

Bắc thơm số 7

5

Dài

 

7

Rất dài

 

9

27.(*) QL, VS

Thân: sắc tố antoxian của đốt 

70

Không có

Khang dân 18

1

 

9

28. QN, VS

Thân: mức độ sắc tố antoxian của đốt

70

Nhạt

Trung bình

Đậm

 

3

5

7

29. QL, VS

Thân: sắc tố antoxian của lóng

70

Không có

Khang dân 18

1

 

9

 

 

Bảng A.1 (tiếp theo)

Tính trạng

Giai đoạn

Trạng thái biểu hiện

Giống điển hình

Mã số

30. (*) (+) QN, MS

Bông: chiều dài trục chính

72-90

Ngắn

Koshihikari kazusa 2 go

3

Trung bình

 

5

Dài

 

7

31. QN, MS

 

Bông: số bông/cây

70

Ít

ĐTL2

3

Trung bình

Koshihikari kazusa 2 go

5

Nhiều

 

7

32. QL, VS

Bông: râu