ỨNG DỤNG VI SINH TRONG CANH TÁC NÔNG NGHIỆP AN TOÀN - BỀN VỮNG HƯỚNG ĐẾN GIẢI PHÁP NÔNG NGHIỆP XANH

Ngoài sản phẩm chính là hạt lúa thì sản xuất lúa gạo còn tạo ra lượng rơm rạ khổng lồ, theo ước tính khoảng 4 triệu ha đất trồng lúa sẽ thải ra đến 76 triệu tấn rơm rạ mỗi năm.Trước đây sau khi thu hoạch, rơm rạ thường dùng để đun nấu, làm thức ăn cho gia súc, lợp nhà, ủ chuồng, làm phân bón.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đời sống kinh tế, xã hội phần nào đã thay đổi hơn trước, rơm rạ không còn được sử dụng vào những mục đích như trước kia mà thay vào đó người nông dân đốt rơm rạ ngay ở ngoài đồng ruộng. Đây là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, làm bốc hơi dinh dưỡng bề mặt và thoái hóa đất . Tuy nhiên, các hình thức xử lý rơm trên ruộng thay đổi tùy theo mùa vụ. Ở vụ Đông Xuân, đốt rơm là hình thức được sử dụng phổ biến nhất (98,2%), còn lại trồng nấm, bán rơm, cho rơm chiếm tỷ lệ rất thấp. Ở vụ Hè Thu, tỷ lệ đốt rơm giảm xuống còn 89,7%, vùi rơm chiếm 6,7%. Vụ Thu Đông có tỷ lệ đốt rơm thấp nhất (54,1%), tỷ lệ vùi rơm tại ruộng khá cao (26,1%), kế đến là trồng nấm (8,1%), các hình thức khác chiếm tỷ lệ nhỏ

Zalo

Hình - Đốt rơm rạ sau thu hoạch

Thành phần chính của rơm rạ chưa 60% Cellulose ,14% linhin, khoảng 3,4% đạm hữu cơ, 1,9% chất béo lipid. Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng của rơm khô còn chứa các nguyên tố khác như Cacbon 44%, Hydro 5%, Oxy 49%, Nito khoảng 0,92% cùng hàm lượng rất nhỏ của Photpho, lưu huỳnh và Kali, đây là các dinh dưỡng cần thiết để cung cấp lại cho cây trồng, tuy nhiên với biện pháp canh tác như hiện nay bà con nông dân đã ''lãng phí đi một lượng tiền lớn'' từ hàm lượng dinh dưỡng có trong rơm rạ bị đưa ra khỏi đồng ruộng bằng cách đốt hoặc tận dụng nguồn rơm làm thức ăn gia súc, bên cạnh đó cày vùi rơm rạ trước khi gieo sạ sẽ dẫn đến hiện tượng ngộ độc hữu cơ trực tiếp ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây mạ.